Trẻ em thường gặp các vấn đề răng miệng khiến răng sữa bị hư hại. Chính điều này khiến bác sĩ buộc phải lấy tủy để răng bé ăn nhai bình thường. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng không biết điều trị tuỷ răng sữa có đau không? Có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng nhà khoa Dr Hoàng Tuấn giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Có nên điều trị tủy răng sữa cho trẻ không?
Sâu răng ở trẻ là tình trạng thường gặp khiến trẻ đau nhức, ăn nhai khó khăn. Sâu răng diễn biến nặng sẽ gây viêm tủy, nặng hơn là chết tủy cần phải điều trị sớm để tránh nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chấn thương do vỡ răng, gãy, chảy máu chân răng khiến vi khuẩn phát triển tấn công, khiến tủy răng tổn thương nặng.
Điều trị tuỷ răng sữa lúc này cần thiết để giữ lại răng sữa cho trẻ. Bởi vì nếu nhổ răng sữa sớm không chỉ ảnh hưởng sự phát triển của xương hàm, mà còn tạo khoảng trống trên cung hàm. Nếu không lấy tủy răng sớm dẫn đến tình trạng chảy mủ, viêm nhiễm và tác động đến mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới.
Bên cạnh đó, răng sữa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát âm của trẻ. Bởi nếu trẻ bị thiếu răng sẽ khó có thể phát âm chính xác được. Do vậy, nên lấy tủy răng sữa cho trẻ để bảo tồn răng đến lúc thay răng vĩnh viễn. Điều quan trọng là phụ huynh nên tìm đến nha khoa uy tín để không phải băn khoăn điều trị tủy răng sữa có đau không nhé.
Điều trị tủy răng sữa có đau không?
Xung quanh chân răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu khiến nhiều phụ huynh băn khoăn điều trị tủy răng sữa có đau không, có gây nguy hiểm cho trẻ không. Thực tế, việc lấy tủy răng không ảnh hưởng đến dây thần kinh, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sau khi điều trị tủy, trẻ có thể thấy đau nhức tại vị trí lấy tủy răng, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất và răng của bé trở lại như bình thường.
XEM THÊM: Hỏi – đáp: điều trị tủy răng ở đâu tốt?
Trường hợp nào phải lấy tủy răng sữa?
Mỗi người chúng ta đều phải trải quá quá trình thay răng từ răng sữa thành răng vĩnh viễn. Răng sữa có tất cả 20 chiếc và được mọc từ 6 tháng đến 30 tháng tuổi. Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa khi bắt đầu lên 5 tuổi kéo dài cho đến khoảng 12 tuổi. Tổng cộng có tất cả 32 chiếc răng vĩnh viễn.
Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân khiến tuỷ răng bị tổn thương như: chăm sóc răng miệng không đúng cách, thích ăn đồ ngọt, tai nạn để lộ tủy răng, … Trẻ được chỉ định điều trị tuỷ răng sữa trong các trường hợp sau:
- Răng sữa bị chấn thương hoặc bị sâu răng gây viêm tủy cấp tính, viêm tủy mãn tính hoặc tủy bị chết với các triệu chứng đau về đêm, sưng, răng lung lay, mủ ở nướu răng.
- Sâu răng lan đến buồng tuỷ nhưng tuỷ ở chân răng chưa bị tổn thương sẽ được bác sĩ thực hiện lấy phần tuỷ buồng bị tổn thương, phần ở chân răng chưa bị nhiễm trùng sẽ được giữ lại và sau đó được trám lại.
Cách phòng ngừa viêm tủy răng sữa cho trẻ em
Viêm tủy răng sữa ở trẻ nhỏ có thể gây mất răng, gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Do vậy, việc phòng ngừa các bệnh lý răng miệng, hạn chế nguyên nhân gây viêm tủy răng, thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều cần thiết.
Hầu hết trẻ em khi còn nhỏ đều không có ý thức và cũng không biết cách vệ sinh răng miệng nếu không được cha mẹ hướng dẫn đúng cách. Với trẻ nhỏ chưa vệ sinh răng miệng được, phụ huynh cần vệ sinh nướu, lưỡi để ngăn ngừa sâu răng. Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, cần duy trì cho trẻ thói quen vệ sinh răng, đặc biệt khi trẻ bắt đầu tập làm quen với các loại thức ăn.
Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng hai lần mỗi ngày, chải răng đúng cách để bảo vệ men răng. Sau mỗi bữa ăn, hướng dẫn trẻ súc miệng đầy đủ để loại bỏ mảng bám thức ăn bám trên răng.
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, bánh kẹo và đồ ngột. Bởi những thực phẩm này sẽ sót lại ở kẽ răng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và hoạt động gây tổn thương tuỷ răng.
Ngoài ra, cha mẹ cần nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để được bác sĩ nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng. Cũng như phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý về răng miệng và được điều trị kịp thời (nếu có).
Trên đây là giải đáp thắc mắc điều trị tủy răng sữa có đau không dành cho các phụ huy. Nha khoa Dr Hoàng Tuấn mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ và phòng ngừa viêm tuỷ răng cho bé.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
- Website:https://nhakhoahoangtuan.vn/
- Facebook:https://www.facebook.com/NhaKhoa.HoangTuan/?ref=page_internal
- Hotline: 0902. 858. 616
Danh sách các cơ sở của nha khoa Dr Hoàng Tuấn như sau:
- Cơ sở 1: 1/487 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Manhattan 09-12B, KĐT Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Cơ sở 3: Phú Gia 1-10, KĐT Vinhomes Dragon Bay, Hạ Long, Quảng Ninh.
- Cơ sở 4: Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.