Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng ê răng sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, ê buốt răng là hiện tượng phổ biến đối với nhiều người, bởi do ảnh hưởng của ngoại lực tác động lên bề mặt răng. Vậy nguyên nhân và cách xử lý ê răng sau khi lấy cao răng là như thế nào? Hãy cùng nha khoa Dr Hoàng Tuấn tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

Vì sao phải lấy cao răng định kỳ?

Cao răng còn gọi là vôi răng, chính là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hoá do các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm.  Cao răng có thể là các chất khoáng hay mảnh vụn thức ăn trong miệng. Theo thời gian, các mảng bám này trở nên cứng và bám chặt vào bề mặt răng hay dưới mép lợi.

Khi cao răng được tích tụ lâu có thể gây chảy máu chân răng, khiến hơi thở có mùi và ê buốt răng khi ăn. Nhiều trường hợp, có thể gây tụt nướu làm lộ chân răng, gây nhiều bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm họng…

ê răng sau khi lấy cao răng
Vì sao phải lấy cao răng định kỳ?

Chính vì thế mà lấy cao răng là biện pháp quan trọng giúp hàm răng luôn được chắc khoẻ và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Trong nha khoa, lấy cao răng được thực hiện đơn giản, không gây đau nhức, khó chịu, không biến chứng.

XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc lấy cao răng có lâu không?

Nguyên nhân ê buốt răng sau khi lấy cao răng

Một số trường hợp ê răng sau khi lấy cao răng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng trong việc ăn uống. Vậy nguyên nhân của tình trạng ê buốt này là do đâu? 

– Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo

Lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay mà thao tác thực hiện lấy mảng bám cứng chắc không đảm bảo sẽ gây va chạm vào men răng. Khi lấy cao răng mà kỹ thuật không chính xác sẽ xuất hiện ê buốt ngay sau khi lấy cao răng.

– Nền răng yếu

Trường hợp nếu nền răng yếu, thì cho dù lấy cao răng được thực hiện chính xác vẫn xảy ra tình trạng ê buốt. Thường thì răng yếu dễ bị kích ứng và trở nên nhạy cảm so với răng khỏe mạnh.

– Răng bị thiểu sản men

Đối với những trường hợp răng bị thiểu sản men hầy hết bị ê buốt sau khi lấy cao răng. Răng bị thiểu sản có lớp men bị mòn, do vậy cho dù tác động nhỏ cũng khiến răng bị ê buốt.

Ê răng sau khi lấy cao răng có sao không?

Hiện tượng ê răng sau khi lấy cao răng có đáng lo ngại hay không là thắc mắc của nhiều người. Trường hợp, nếu khách hàng cảm thấy ê buốt vài giờ sau khi lấy cao răng và giảm dần, không xuất hiện các triệu chứng khác thì đây là tình trạng bình thường, và thuyên giảm trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu ê buốt kéo dài đi kèm cùng các triệu chứng dưới đây, bạn cần phải đến ngay nha khoa để kiểm tra lại tình trạng răng miệng:

–  Chảy máu chân răng nhiều sau khi lấy cao răng

– Răng không chỉ ê buốt mà còn đau nhức nghiêm trọng, có xu hướng tăng nhanh 

– Nướu bị sưng tấy và xuất hiện mủ bên trong

– Hơi thở có mùi khó chịu

Làm thế nào để giảm ê buốt sau khi lấy cao răng

Để hạn chế tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng, bạn nên tìm hiểu địa chỉ nha khoa lấy cao răng uy tín, bác sĩ kinh nghiệm tư vấn tình trạng răng miệng và hướng dẫn hợp lý cách giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

Sau đó, bạn có thể thực hiện một số các biện pháp sau để giảm ê buốt hiệu quả:

–  Nên tránh các loại nước uống nóng, lạnh, thực phẩm cay nóng trong vài ngày đầu sau khi lấy cao răng. Tốt nhất, hãy uống nước đun sôi, nước lọc, không để khô miệng sẽ khiến cảm giác đau nhức nặng  hơn.

–  Hạn chế các loại đồ uống có màu (cafe, trà, … ); nước uống có gas dễ làm tổn hại men răng và làm răng bị ố vàng.

–  Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, đúng cách, ngày 2 lần/ngày

– Dùng nước muối sinh lý hay nước muối ấm pha loãng để giảm cảm giác ê buốt hiệu quả. Lưu ý chỉ nên súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, nếu pha nước muối chỉ nên pha ở nồng độ 0.9% để tránh không gây kích ứng và ê buốt nhiều hơn.

ê răng sau khi lấy cao răng
Lưu ý sau khi lấy cao răng

Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề ê răng sau khi lấy cao răng. Nếu bạn cần tư vấn hoặc có thắc mắc liên quan đến các vấn đề chăm sóc răng miệng, hãy liên hệ ngay đến nha khoa Dr Hoàng Tuấn để được bác sĩ hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Danh sách các cơ sở của nha khoa Dr Hoàng Tuấn như sau:

  • Cơ sở 1: 1/487 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Manhattan 09-12B, KĐT Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, Hải Phòng.
  • Cơ sở 3: Phú Gia 1-10, KĐT Vinhomes Dragon Bay, Hạ Long, Quảng Ninh.
  • Cơ sở 4: Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.