Hỏi đáp: không lấy cao răng có sao không?

Lấy cao răng giúp làm sạch răng và được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn không lấy cao răng có sao không? Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Nha khoa Dr Hoàng Tuấn xin giải đáp thắc mắc của bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Cao răng và sự hình thành cao răng như thế nào?

Cao răng còn gọi là vôi răng, đây là những cặn cứng của muối vô cơ (canxi carbonat) và phosphate (chính là các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng).

Khi quan sát, bạn sẽ thấy cao răng chính là những mảng bám ố màu vàng nâu hoặc màu nâu đỏ, tồn tại trên thân răng và xung quanh cổ răng. Sau khi ăn xong, một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng và nếu không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ ngày càng dày, đây chính là mảng bám.

không lấy cao răng
Cao răng và sự hình thành cao răng như thế nào

Theo một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám tồn tại vi khuẩn. Mảng bám khi còn mềm có thể dùng bàn chải hay chỉ nha khoa để làm sạch khỏi bề mặt răng. Tuy nhiên, nếu tồn tại lâu, dưới tác động của muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm khiến mảng bám bị vôi hoá, bám chắc trên bề mặt răng hoặc dưới mép lợi gọi là cao răng (vô răng). 

XEM THÊM: Lấy cao răng sau bao lâu được ăn? Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Vậy không lấy cao răng có sao không?

Không lấy cao răng có sao không? Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mỗi người cũng khác nhau. Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt, sạch sẽ và khoa học, mảng bám trên răng còn ít, chỉ bám 1 lớp mỏng. Cao răng lúc này chỉ làm màu sắc của răng bị biến đổi ố vàng, răng không còn trắng sáng. 

Trường hợp, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám chắc chắn sẽ ngày càng dày hơn. Nếu không lấy cao răng, độ tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây viêm lợi với biểu hiện như: miệng có mùi hôi, chảy máu, dẫn đến răng bị đau, ê buốt, viêm nha chu, … 

 

Hơn nữa, không lấy cao răng cũng là gây ra tình trạng viêm tủy ngược dòng, viêm mạc miệng, viêm amidan,… Đây chính là lý do vì sao bác sĩ nha khoa khuyến cáo đi lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần tùy vào lượng cao răng hình thành nhiều hay ít.

Bạn không nên chưa thấy biểu hiện nào do không lấy cao răng gây ra mà có thể chủ quan. Bởi vì khi lượng vi khuẩn có trong cao răng phát triển đủ lớn, lúc này sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng. Và bạn sẽ mất nhiều thời gian, chi phí để điều trị.

Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Lấy cao răng là phương pháp loại bỏ những mảng bám, cặn vụn bị vôi hóa bởi vi khuẩn. Kỹ thuật này được nhiều người tin tưởng bởi cạo cao răng ít gây ê buốt. Quy trình lấy cao răng nhanh chóng, chi phí không quá đắt.

Lấy cao răng trong nha khoa là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa để loại bỏ các mảng bám cứng ở răng. Đây cũng là phương pháp ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. 

Tuy nhiên, tránh lạm dụng lấy cao răng bởi nếu lấy cao răng thường xuyên hoặc không đúng kỹ thuật dễ gây tình trạng chảy máu chân răng và gây một số tổn thương khác. Do vậy, để giúp răng khỏe mạnh, bạn chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Phòng ngừa cao răng như thế nào?

Vi khuẩn tồn tại trong cao răng gây ra những tác hại đối với sức khỏe răng miệng. Bởi vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa hình thành cao răng, môi trường ẩn náu của vị khuẩn.

  • Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối, lựa chọn bàn chải lông mềm. 
  • Kết hợp nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng; sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, làm sạch kẽ răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm bám dính. 
  • Cần đánh răng sau mỗi lần ăn những thức ăn có độ bám dính cao, có màu. 
  • Bác sĩ nha khoa thực hiện lấy cao răng định kỳ 4 đến 6 tháng/ 1 lần để tránh hình thành cao răng, gây khó khăn cho việc làm sạch răng.
không lấy cao răng
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, làm sạch kẽ răng

Trên đây là thông tin chia sẻ về vấn đề không lấy cao răng có sao không? Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn dịch vụ lấy cao răng, quý khách hàng vui lòng liên hệ nha khoa Dr Hoàng Tuấn để được bác sĩ giải đáp Miễn Phí.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Danh sách các cơ sở của nha khoa Dr Hoàng Tuấn như sau:

  • Cơ sở 1: 1/487 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Manhattan 09-12B, KĐT Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, Hải Phòng.
  • Cơ sở 3: Phú Gia 1-10, KĐT Vinhomes Dragon Bay, Hạ Long, Quảng Ninh.
  • Cơ sở 4: Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.