Lấy tủy răng khi đang cho con bú có được không là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo bác sĩ nha khoa cho biết, phương pháp này không có chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ xem xét lấy tủy để bảo tồn răng và ngăn ngừa biến chứng. Hãy cùng nha khoa Dr Hoàng Tuấn tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Lấy tủy răng khi đang cho con bú được không?
Lấy tủy răng là phương pháp hàng đầu trong điều trị viêm tủy răng không hồi phục hay tủy răng bị hoại tử (do chấn thương hoặc viêm nhiễm). Trong một số trường hợp, lấy tủy răng có thể được thực hiện với phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, chị em cần phải tìm hiểu và lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy, bác sĩ kinh nghiệm, tay nghề giỏi để được tư vấn trước khi điều trị.
Lấy tủy răng khi đang cho con bú có được không? Nên lấy tủy răng khi nào? Lấy tủy răng là kỹ thuật nha khoa tác động tại chỗ và hiếm khi sử dụng các loại thuốc toàn thân. Chính vì thế mà kỹ thuật này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ trong các trường hợp sau:
- Viêm tủy răng không hồi phục: đối với trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm không còn khả năng hồi phục được, lấy tủy răng giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm và ngăn ngừa các biến chứng khác.
- Răng bị chấn thương gây lộ tủy, hoại tử tủy: chấn thương khiến răng bị mẻ, lộ tuỷ hay hoại tử được chỉ định lấy tủy để đảm bảo răng được bảo tồn, ngăn ngừa biến chứng.
- Một số trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ nha khoa
Ngoài ra, không nên chữa tủy răng trong một số trường hợp như sau:
- Dị ứng thuốc tê
- Có một số bệnh lý đặc biệt
- Viêm tủy răng hồi phục
- Răng hư hại nặng
Một số lưu ý khi lấy tủy răng khi đang cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng nhạy cảm, khi can thiệp lấy tủy răng, cần phải chú ý những vấn đề sau:
1. Thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ
Nên thông báo với bác sĩ nha khoa việc đang nuôi con bằng sữa mẹ để giảm thiểu rủi ro phát sinh. Nếu có thể, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp điều trị khác để tránh những tác động đến nguồn sữa.
Bên cạnh đó, cũng nên chủ động báo bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc, tình trạng sức khoẻ, lịch sử dùng thuốc (nếu có), để được xem xét về nguy cơ khi can thiệp lấy tủy răng.
Lấy tủy răng có thể gặp phải rủi ro ở những người có các bệnh lý nền. Vì vậy, chủ động thông báo với bác sĩ để hạn chế những biến chứng và tác dụng phụ phát sinh trong quá trình điều trị.
2. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc
Răng có thể bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn uống sau khi lấy tủy răng. Nếu gặp phải trường hợp, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua và uống các loại thuốc giảm đau không kê toa.
Bởi vì, phụ nữ đang cho con bú có thể gặp phải tác dụng phụ nếu như tự ý dùng thuốc. Các loại thuốc này có thể bài tiết qua sữa mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ bỉm tuyệt đối không nên dùng thuốc giảm đau nếu không có sự cho phép của bác sĩ
3. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy tủy răng
Sau khi lấy tủy răng, mẹ bỉm nên thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng để răng nhanh hồi phục và tránh viêm nhiễm tái phát.
– Không nhai mạnh vào vị trí răng vừa điều trị tủy trong vài ngày đầu.
– Răng sau khi chữa tủy nhạy cảm và suy yếu hơn so với bình thường. Do vậy, bạn nên thay đổi các thói như: dùng răng cắn, xé các vật cứng, hút thuốc lá, ,…
– Đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, lựa chọn bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để làm sạch mặt nhai, mặt trong và mặt ngoài của răng dễ dàng hơn. Định kỳ 3 – 4 tháng/ lần, nên thay bàn chải.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hoàn toàn. Có thể, sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như bàn chải điện và máy tăm nước giúp làm tăng hiệu quả làm sạch.
– Sau khi lấy tuỷ răng, nên hạn chế các món ăn cứng, dai, món ăn cay nóng; các loại đồ uống có màu đậm hoặc gây hại cho men răng như: rượu bia, đồ uống có gas.
Với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây, hy vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Lấy tủy răng khi đang cho con bú có được không”. Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ ngay đến nha khoa Dr Hoàng Tuấn để được bác sĩ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
- Website:https://nhakhoahoangtuan.vn/
- Facebook:https://www.facebook.com/NhaKhoa.HoangTuan/?ref=page_internal
- Hotline: 0902. 858. 616
Danh sách các cơ sở của nha khoa Dr Hoàng Tuấn như sau:
- Cơ sở 1: 1/487 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Manhattan 09-12B, KĐT Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Cơ sở 3: Phú Gia 1-10, KĐT Vinhomes Dragon Bay, Hạ Long, Quảng Ninh.
- Cơ sở 4: Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.