Quá trình niềng răng: yếu tố ảnh hưởng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
MỤC LỤC
1. Tìm hiểu chung về quá trình niềng răng
Niềng răng là sử dụng các khí cụ chỉnh nha như khay niềng, dây cung, dây chun, máng nhựa trong suốt… giúp chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế tối đa việc mắc các bệnh lý răng miệng.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng chúng ta có thể lựa chọn như niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài nắp tự động, niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt Invisalign.
2. Hiệu quả vượt trội của phương pháp niềng răng
2.1. Nâng cao tính thẩm mỹ cho răng miệng và gương mặt
Sau tháo niềng, vị trí răng sẽ được sắp xếp lại cân đối với cấu trúc của xương hàm. Giúp khớp cắn trở nên chuẩn hơn, răng đều đẹp. Từ đó giúp gương mặt cân đối, hài hòa, chuẩn tỉ lệ hơn.
2.2. Giúp cải thiện chức năng nhai
Sau khi niềng, khớp cắn sẽ được đưa về vị trí chuẩn. Nhờ vậy cải thiện chức năng nhai. Hiệu quả này được thấy rõ ở những người niềng răng do bị hô, móm hoặc lệch khớp cắn.
2.3. Phòng ngừa sớm những vấn đề về sức khỏe răng miệng
Răng sau khi niềng sẽ nằm sát khít, hạn chế thức ăn giắt vào kẽ răng. Từ đó giúp dễ dàng loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa khi vệ sinh răng miệng. Qua đó những tình trạng sâu răng, hôi miệng cũng được cải thiện rõ rệt.
2.4. Khắc phục được nhược điểm về phát âm trong giao tiếp
Giọng nói được quyết định bởi môi, răng và lưỡi… Vì thế, khi có một hàm răng đều sẽ giúp người niềng răng phát âm chuẩn chỉnh hơn.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng
3.1. Cơ sở nha khoa ảnh hưởng tới quá trình niềng răng
Hiện nay cơ sở nha khoa “mọc lên như nấm”. Trong số đó cũng có nhiều nha khoa không uy tín, không chất lượng. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “chọn mặt gửi vàng” nơi mình sẽ niềng răng. Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần xem xét khi quyết định sẽ niềng răng. Vì nếu lựa chọn cơ sở kém chất lượng bạn sẽ gặp nguy cơ biến chứng: chết tủy, biến dạng khuôn mặt, răng rụng sớm, nhiễm trùng….
3.2. Hệ thống trang thiết bị
Niềng răng đòi hỏi sử dụng nhiều trang thiết bị, máy móc tân tiến. Vì vậy đây cũng là một yếu tố cần phải cân nhắc khi lựa chọn niềng răng. Tại các cơ sở nha khoa chất lượng, các thiết bị đều hiện đại để đảm bảo thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh.
3.3. Tay nghề của đội ngũ y bác sĩ ảnh hưởng tới quá trình niềng răng
Niềng răng có thể coi không phải là thủ thuật quá phức tạp. Tuy nhiên nó đòi hỏi phác đồ điều trị chính xác. Muốn được vậy bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cũng như tính thẩm mỹ cao. Niềng răng là chuyện “hệ trọng cả đời”. Vì vậy cần đảm bảo quá trình niềng của mình được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, theo dõi sát sao tình trạng của bạn để điều chỉnh thường xuyên niềng răng theo đúng lộ trình.
3.4. Thể trạng người bệnh
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha có hiệu quả lâu dài cũng như lành tính. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng phù hợp để thực hiện phương pháp này. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ luôn kiểm tra kỹ lưỡng ở bước đầu thăm khám tổng quát.
Một số trường hợp phù hợp niềng răng bao gồm: khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, răng thưa, mọc chen chúc, khấp khểnh… Bên cạnh đó, một vài trường hợp được bác sĩ khuyến cáo không thực hiện niềng răng. Bao gồm người mắc bệnh nha chu quá nặng, trồng răng giả hay bọc sứ, có xương hàm quá yếu.
3.5. Độ tuổi niềng răng
Tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng. Tuổi càng cao thì việc nắn chỉnh răng càng mất nhiều thời gian, khó đạt hiệu quả như mong muốn.
3.5.1 Thời gian niềng răng ở lứa tuổi trẻ em
Ở trẻ em, quá trình niềng răng thường diễn ra nhanh hơn so với người lớn. Trung bình, thời gian niềng răng cho trẻ em kéo dài 12 – 24 tháng. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng, cấp độ phức tạp của các vấn đề nha khoa gặp phải. Niềng răng ở trẻ em được coi là “thời điểm vàng” niềng răng. Thời gian niềng răng ở lứa tuổi trẻ em thường ngắn hơn người lớn. Vì lúc này răng và xương hàm của trẻ còn mềm, dễ điều chỉnh. Cũng bởi vậy khi có lực tác động, răng của trẻ sẽ dễ đưa về vị trí mong muốn hơn.
3.5.2. Thời gian niềng răng ở lứa tuổi người lớn
Ở người lớn, quá trình niềng răng có thể kéo dài hơn ở trẻ em. Và thường dao động trong khoảng thời gian 18 – 36 tháng. Người lớn có xương hàm cứng hơn và răng đã phát triển đầy đủ nên thời gian niềng răng lâu hơn.
Các yếu tố như sức khỏe răng miệng và cấu trúc xương hàm cũng ảnh hưởng đến thời gian để đạt được kết quả niềng răng như kỳ vọng.
Thông thường, mỗi trường hợp niềng răng sẽ được nha sĩ kiểm tra, đánh giá để biết thời gian niềng là bao lâu. Dù niềng răng ở độ tuổi nào thì đều cần sự kiên trì theo sát phác đồ. Từ đó đảm bảo đạt được hiệu quả và độ bền cao nhất của phương pháp này.
3.6. Phương pháp niềng răng
Hiện nay niềng răng được chia làm 2 loại: mắc cài và niềng trong suốt. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó vẫn đề tài chính cũng sẽ được cân nhắc để lựa chọn phương pháp niềng. Nếu phương pháp không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả niềng răng không được như ý muốn. Thậm chí có khả năng gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.7. Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống trong khi niềng răng
Trong quá trình chỉnh nha, việc tạo lập chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn hạn chế được các vấn đề như bung mắc cài, đứt dây cung, nhiễm ố màu thun buộc,… Từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo thời gian điều trị như dự kiến.
Hy vọng rằng, bài viết trên của đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp giải đáp thắc mắc về những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và quá trình niềng răng. Nếu muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn hãy liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác nhất nhé!